image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Gia công Lột múi mít, tạo việc làm cho lao động nông thôn
Lượt xem: 124
Hiện trên địa bàn huyện Tân Thạnh đang đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng vật nuôi và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, trong đó có mô hình trồng mít thái siêu sớm. Việc trồng mít thái hiện vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa giải quyết lao động nhàn rỗi địa phương, trong đó công việc gia cố lột múi mít thái góp phần tạo việc làm giải quyết lao động nhàn rỗi ở địa phương

 Hàng ngày người dân trong xã Tân Thành, nhất là lao động nhàn rỗi ở địa phương đến cơ sở vựa mít của chị Lê Kim Phượng để gia công lột múi mít thái. Cơ sở của chị Lê Kim Phượng ngụ tại ấp 3 xã Tân Thành, huyện Tân Thạnh, là điểm thu mua mít thái siêu sớm và gia công lột múi mít tại địa phương. Theo chia sẻ của Chị Phượng nhận thấy xã Tân Thành có rất nhiều hộ dân trồng cây ăn quả nhất là cây mít thái siêu sớm với tổng diện tích trên 403 ha. Dù trong thời gian qua việc bán mít cũng thuận lợi, nhưng đối với các loại mít được thương lái phân loại 1, 2 thì có giá còn đối các loại mít không đạt loại thì giá rất rẻ, thậm chí là thương lái không mua, đặc biệt là vào mùa thu hoạch rộ, người dân thường đem bỏ đi hoặc làm thức ăn cho cá. Chị Phượng cảm thấy rất tiếc cho người dân vì công chăm sóc cây mít ra trái cũng rất cực. Trước tình trạng trên, chị Phượng quyết định đi tìm đầu ra cho trái mít khi rớt giá. Chị đi tìm hiểu rất nhiều nơi để tiêu thụ loại mít trên và cuối cùng chị đã được tìm được đầu ra cho loại mít này là đem đi sấy và bán ra thị trường.

Anh-tin-bai

Cơ sở thu mua và lột múi mít của chị Phượng luôn có công việc ổn định cho nhân công làm việc hàng ngày cho hơn 10 nhân công 

 Hàng ngày cơ sở lột múi mít của chị Phượng có khoảng 10 nhân công lột múi mít với 300-400kg, sau khi thành phẩm múi mít sẽ được sấy và tiêu thụ tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Việc gia công lột múi mít khá đơn giản chỉ cần lấy múi từ trong thân mít dùng dao cắt bỏ lấy xơ và hột rồi lấy múi.  Cơ sở thu mua và lột múi mít của chị Phượng luôn có công việc ổn định cho nhân công làm việc hàng ngày cho hơn 10 nhân công là những người quá tuổi lao động, thậm chí là tạo công ăn việc cho những người cao tuổi ở địa phương có thêm một ít thu nhập cải thiện cuộc sống thường ngày.

Bà Nguyễn Thị Ánh ngụ tại ấp 3, xã Tân Thành, huyện Tân Thạnh: "Hiện nay tôi trên 60 tuổi, sức khỏe yếu nên tìm việc làm rất khó khăn, được tin cháu Phượng mướn người lột mít tôi đã đang ký vào làm. Ngày đầu tôi lột được khoảng 10-20kg cho thu nhập khoảng 50.000đ-60.000đ/ngày, nhưng giờ quen việc thì số lượng sẽ tăng lên cũng được 30-40kg múi mít/ngày thu nhập được trên 100.000đ/ngày. Tôi rất vui vì lớn tuổi đi ruộng không nổi, Cty không mướn nên nhờ lột mít mà có tiền chi phí trang trải trong nhà như điện, nước". Bà Phạm Thị Lựu 73 tuổi, ngụ cùng ấp cũng tâm sự: “Giờ lớn tuổi rồi không làm việc được nặng nên đến đây lột mít kiếm ngày ít tiền phụ giúp con cái lo toan cuộc sống". Hiện nay mô hình được thực hiện khoảng gần 1 năm, người lao động chủ yếu là người lớn tuổi nên sản lượng mít lột ra hơi thấp dẫn tới thu nhập chưa được cao, ước khoảng 2.000.000đ - 3.000.000đ/tháng/lao động.

Anh-tin-bai

Giải quyết việc làm cho người quá tuổi lao động có thêm một ít thu nhập cải thiện cuộc sống thường ngày

 Chị Phượng chia sẻ thêm: "Hiện nay đang vào vụ tết nên nhu cầu của lò sấy mít rất cao do đó mấy ngày nay tôi thu mua khoảng 6 tấn mít trái mỗi ngày, làm ra được khoảng 600kg múi mít, số lượng nhân công cũng tăng lên khoảng 30 người mới làm kịp hàng giao. Nhìn mấy bà, dì làm nhiều nhưng rất vui nói cười rôm rả vì thu nhập sẽ được cao tôi cũng vui theo. Những lúc hút hàng không có mít mấy bà, dì đều kêu ráng đi thu mua để có hàng làm có thêm tiền, nên tôi ít khi có ở nhà mà đa số chạy đi mua mít khắp nơi để đảm bảo công việc ổn định cho mọi người”.

Hiện nay mô hình được thực hiện khoảng gần 1 năm, người lao động chủ yếu là người lớn tuổi nên sản lượng mít lột ra hơi thấp dẫn tới thu nhập từ 2.000.000đ - 3.000.000đ/tháng/lao động. Việc mạnh dạn thu mua mít loại rồi gia công lột mít lấy múi của chị Lê Kim Phương ở ấp 3 xã Tân Thành, huyện Tân Thạnh đã tạo việc làm cho lao động nông thôn nhàn rỗi, lớn tuổi, là một bước tiến mới, cách nghĩ, cách làm hay, từng bước ổn định cơ cấu nông nghiệp, phát trển kinh tế, giúp tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân tại địa phương./.

Ngọc Diệu - Chí Tâm

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement